Gia đình là cái nôi giáo dục nhân cách cho trẻ, nơi dạy trẻ kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, với quan niệm và kinh nghiệm sống khác nhau, những phương pháp nuôi dạy trẻ không giống nhau của ông bà, bố mẹ, nên khi được áp dụng cùng lúc sẽ dễ dẫn đến những mâu thuẫn trong giáo dục trẻ. Nhiều cặp vợ chồng thường xuyên cãi nhau chỉ vì không thể tìm được tiếng nói chung trong cách dạy dỗ, nuông chiều con cái. Sau mỗi lần lời qua tiếng lại như vậy, vợ chồng lại giận nhau. Vì con, mối quan hệ giữa hai người ngày càng căng thẳng.
Áp lực dạy con khi chồng quá thờ ơ
Tôi một người phụ nữ 25 tuổi, tôi kết hôn sớm từ khi mình 18 tuổi vì lỡ mang thai với bạn trai. Chúng tôi có với nhau một đứa con gái xinh xắn. Hai vợ chồng trẻ nên vẫn thường hay cãi nhau dù một vài việc rất nhỏ nhặt. Nhưng nó chẳng là gì đến khi đứa bé ra đời, tôi thương con mình còn nhiều thiệt thòi do ba mẹ không có quá nhiều điều kiện kinh tế, nhưng chồng tôi thì lại quá thờ ơ trong việc chăm sóc con. Hậu quả là một mình tôi phải thức khuya, dậy sớm chăm con mà chẳng có nhiều sự giúp đỡ nào từ chồng. Gia đình nội ngoại tuy có đỡ giúp tôi nhiều việc nhưng tôi vẫn mong chồng tôi có thể hỗ trợ cho tôi nhiều hơn, đặc biệt là vào mỗi buổi đêm khi con khát sữa. Rồi đứa bé cũng lớn dần và chuẩn bị có những bước đi đầu tiên, tôi và chồng chật vật với những cuộc tranh cãi xoay xung quanh việc lựa chọn món gì cho con, hướng dẫn con như thế nào. Những cuộc cãi vã diễn ra không có hồi kết, tôi cảm thấy mình mệt mỏi như bị rút cạn nguồn năng lượng, tôi muốn thoát khỏi những câu chuyện này nhưng rồi tôi lại như rơi vào một mê cung vô tận. Rồi đến khi đứa con thứ 2 ra đời, chúng tôi lại một lần nữa rơi vào các cuộc chiến về sự công bằng giữa hai con, về những chi tiêu cho 2 đứa trẻ. Tôi thật sự cảm thấy quá tải và không muốn tiếp tục như thế này, tôi phải làm gì đây?
Cãi nhau vì không tìm được tiếng nói chung khi dạy con
Tôi hiện nay đang là mẹ của hai đứa con, một bạn lớp 2 và một bạn lớp 5, vợ chồng chúng tôi đều làm kinh doanh. Cuộc sống của gia đình tôi cũng xem như là khá sung túc, đủ đầy, con cái được cung cấp những cơ sở vật chất tốt nhất. Tuy nhiên, vấn đề dạy dỗ con lại như một địa ngục đối với vợ chồng tôi. Mặc dù chúng tôi khá hợp ý nhau trong công việc, nhưng dường như việc dạy dỗ con lại là một chuyên đề quá sức với chúng tôi. Tôi vốn nghĩ rằng hai vợ chồng đều ăn học và có trình độ tương đương nhau sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc thống nhất quan điểm, nhưng đúng là có trời mới biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo. Tôi đã thử khá nhiều cách để cùng đưa ra một thống nhất chung với chồng, nhưng hoặc là chúng tôi cãi nhau ngay trong lúc đang thỏa thuận hoặc là khi ai đó quên thống nhất chung trong lúc dạy con thì lại bùng phát thêm một chuyện gây gổ. Thậm chí, bây giờ hai đứa con của chúng tôi, bọn trẻ thường hay cảm thấy khó hiểu và đôi lúc lại chia phe với ba mẹ. Đây vốn không phải là những gì mà vợ chồng tôi muốn, nhưng lại chẳng biết phải xử lý như thế nào. Tôi đã tìm đọc những quyển sách để hướng dẫn cho con tốt hơn nhưng khi trao đổi với chồng thì mãi vẫn là một cuộc thảo luận không hồi kết.
Mời các bạn cùng nghe thêm Podcast: Khác biệt quan điểm dạy con và Tám chuyện tâm lý của Tâm Nhung nhé!
____________________
Dự án Chăm sóc sức khỏe Tâm thần cho những người Phụ nữ trong gia đình của Doanh nghiệp Xã hội Tâm Nhung
❤️Chị em nếu có bất cứ vấn đề nào bị vướng mắc trong cuộc sống, không biết chia sẻ tâm tư cùng ai thì đừng giữ nó một mình, hãy liên hệ ngay với Tâm Nhung để chia sẻ và nhận sự hỗ trợ nhé!
❤️ Đăng ký tham gia các hoạt động cộng đồng dành cho phụ nữ tại Women’s House và trở thành một người phụ nữ hạnh phúc..